Hiển thị 13–13 của 13 kết quả


Báo giá máy GPS RTK

Quý khách có nhu cầu mua máy GPS RTK, đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi để nhận được tư vấn từ những kỹ sư lâu năm kinh nghiệm.

Đang phân vân không biết nên chọn dòng máy nào, chúng tôi sẽ mang các mẫu máy quý khách đang quan tâm tới tận nơi để dùng thử và cảm nhận. 

Miễn phí tư vấn, miễn phí dùng thử tại nhà!

Nhận báo giá qua email? vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ gửi báo giá tới quý khách ngay khi nhận được.

    Định nghĩa máy RTK là gì?

    Về tên gọi

    Máy RTK có tên chính xác là thiết bị định vị vệ tinh GNSS Receiver, tên tiếng anh của thiết bị này cũng là GNSS Receiver. Tại Việt Nam, người dùng thường gọi thiết bị này với các tên khác nhau:

    • Máy RTK, vì nó được sử dụng phổ biến trong việc đo RTK để thành lập bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000…
    • Máy GPS 2 tần số, vì thiết bị này có thể thu được tín hiệu vệ tinh tại 2 tần số trở lên cùng lúc. Tuy nhiên, các gọi này là sai bởi ngoài tín hiệu GPS, máy còn thu các tín hiệu từ nhiều hệ vệ tinh khác nhau như BDS, Galileo, Glonass, QZSS, IRNSS…

    Định nghĩa chính xác về máy RTK

    Máy RTK (Hay bộ thu tín hiệu vệ tinh GNSS receiver) là sản phẩm cốt lõi để định vị vệ tinh. Cụ thể, thiết bị sẽ sẽ thu tín hiệu từ các vệ tinh bay quanh trái đất, số lượng vệ tinh có thể thu được phụ thuộc vào số lượng các hệ vệ tinh mà thiết bị tương thích, chẳng hạn như hệ vệ tinh GPS, Glonass, Galileo, Beidou. Từ các tín hiệu thu được, máy sẽ tính toán và chuyển hóa dữ liệu thu được thành một vị trí trên trái đất.

    Tại sao máy định vị vệ tinh GNSS receiver lại biết được vị trí của nó trên bề mặt trái đất?

    Để giải thích ngắn gọn thì bộ thu tín hiệu vệ tinh GNSS cùng các thiết bị định vị khác như Smart Phone, máy GPS cầm tay... có chung một nguyên lý làm việc như sau:

    • Máy định vị vệ tinh GNSS thu tín hiệu từ các vệ tinh bay xung quanh trái đất
    • Có rất nhiều vệ tinh trên bầu trời, mỗi vệ tinh có một quỹ đạo riêng, và nó cũng biết vị trí chính xác của nó tại một thời điểm nhất định
    • Các vệ tinh liên tục truyền 2 loại thông tin về trái đất gồm: Vị trí và thời gian tại thời điểm truyền tín hiệu
    • Máy định vị vệ tinh GNSS nhận 2 thông tin trên từ vệ tinh 1, và tính ra được khoảng cách từ máy thu đến vệ tinh 1 dựa theo công thức: Khoảng cách (D1) = Thời gian (T1) X Vận tốc (V). Từ đó, máy thu xác định được vị trí của mình nằm trên mặt cầu thứ nhất có tâm là vệ tinh 1, và bán kính là khoảng cách D1
    • Cùng lúc đó, máy thu cũng thu tín hiệu từ vệ tinh thứ 2, thứ 3 và thứ 4, tính được khoảng cách từ máy thu đến vệ tinh D2, D3, D4 và cũng xác định vị trí của nó nằm trên mặt cầu thứ 2, và thứ 3 và thứ 4
    • Điểm giao nhau giữa 4 mặt cầu chính là vị trí của máy thu trên bề mặt trái đất

    nguyên lý hoạt động máy RTK

    Máy định vị vệ tinh GNSS khác gì so với các thiết bị định vị vệ tinh khác

    Như đã giải thích cơ chế làm việc, thì yếu tố cơ bản để các thiết bị có thể định vị được vị trí trên bề mặt trái đất gồm: Số lượng vệ tinh và khoảng cách. Ngoài ra, do tín hiệu từ vệ tinh truyền đi luôn gặp các vật cản như mây, các chướng ngại vật, nên không phải lúc nào khoảng cách cũng được tính một cách chính xác.

    Do yêu cầu phải có độ chính xác cao (Hàng cen-ti-mét), nên thiết bị định vị vệ tinh GNSS phải có các yêu cầu khác biệt so với các thiết bị định vị khác:

    • Số lượng vệ tinh thu được: Tương thích với nhiều hệ vệ tinh (GPS, Glonass, Galileo, BDS, IRNSS, QZSS... để có thể cùng lúc thu được càng nhiều tín hiệu càng tốt
    • Tần số: Phải trên 2 tần số để thu được tín hiệu cùng lúc từ nhiều dải tần, nhất là các dải tần có bước sóng ngắn. Tín hiệu có bước sóng ngắn ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

    Kết luận: So với các thiết bị định vị khác, máy định vị vệ tinh GNSS sẽ tương thích với nhiều hệ vệ tinh, và thu tín hiệu cùng lúc từ 2 dải tần trở lên để đạt độ chính xác hàng cen-ti-mét.

    Máy thu tín hiệu vệ tinh GNSS có thể thu được cùng lúc nhiều tín hiệu từ nhiều dải tần khác nhau

    Máy thu tín hiệu vệ tinh GNSS có thể thu được cùng lúc nhiều tín hiệu tại nhiều dải tần khác nhau từ cùng một vệ tinh tại cùng một thời điểm.

    Pass Giải Nén