Nếu bạn đang tìm hiểu về một chiếc máy toàn đạc, thì bất kỳ chiếc máy nào cũng đều đưa ra thông số về độ chính xác khối đo EDM. Vậy đo EDM là gì, nguyên lý đo thế nào, độ chính xác ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Top máy toàn đạc sở hữu khối đo EDM chất lượng
Đo EDM là gì, nguyên lý ra sao
Đo EDM là gì
EDM – Viết tắt của Electronic Distance Measurement – là phương pháp đo khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng sóng điện tử. Đây là phương pháp đo có độ chính xác, độ tin cậy cao, khoảng cách đo có thể xa tới hàng kilomet và thời gian đo chỉ tính bằng giây.
Nguyên lý của phương pháp đo EDM
Nguyên lý của phương pháp đo EDM rất đơn giản, ta cần một thiết bị được trang bị khối đo EDM (Thông thường là máy toàn đạc) và một chiếc gương chuyên dụng.
Thiết bị có khối đo EDM được đặt tại điểm A, gương đặt tại điểm B.
Khối đo EDM sẽ phát ra tia điện từ, tia đo này được chiếu thẳng tới gương. Gương được sử dụng ở đây là gương chuyên dụng, nó sẽ phản chiều tia điện từ này quay về đúng điểm được phát ra.
Từ đo, khối đo EDM sẽ tính được khoảng cách giữa hai điểm A và B dựa vào thời gian đi về của tia điện từ, hoặc bằng cách đếm số bước sóng của tia điện từ được phát ra.
2 công thức tính khoảng cách khi sử dụng phương pháp đo EDM
Có 2 công thức xác định khoảng cách khi đo bằng sóng điện tử:
Công thức 1: Tính thời gian đi về của tia đo, sau đó sẽ ra khoảng cách: D=(V*T)/2
- D = khoảng cách giữa A và B
- V = vận tốc sóng điện tử
- T = thời gian đi và về của sóng điện từ
Côn thức 2: Đếm số bước sóng bước sóng điện từ để tính khoảng cách: D=N.λ+λφ với:
- D = khoảng cách từ máy thu đến vệ tinh
- N = Số bước sóng
- λ = Khoảng cách bước sóng
- λφ = Khoảng cách từ khối đo đến điểm đầu của bước sóng cuối cùng
Độ chính xác và khoảng cách phương pháp đo EDM
Nói về độ chính xác, thì phương đo bằng sóng điện tử này có sai số được coi là thấp nhất, sai số chỉ vài mm. Thậm chí, trên các thiết bị chuyên dùng, phần mềm điều khiển sẽ cho máy đo liên tục nhiều phép đo trong thời gian dài. Kết quả trung bình của tất cả phép đo đó sẽ là kết quả có độ chính xác gần như tuyệt đối.
Về khoảng cách, các máy chuyên dụng có thể đo được ở khoảng cách gần như vô tận, miễn là người đo quan sát được gương. Do đó, lăng kính trang bị trên các máy đo có độ phóng đại lớn, thông thường là 30X.
Nhưng trên thực tế, do môi trường, địa hình tác động, nên người ta sử dụng để đo khoảng cách mấy trăm đến 1km.
Ứng dụng của đo EDM trong thực tế
Trên thực tế, khối đo điện từ sẽ kết hợp cùng với khối đo góc, và phần mềm tính toán. Từ dữ liệu đo góc, đo cạnh có được, phần mềm sẽ cho ra kết quả các phép đo có độ chính xác cao, gồm:
- Đo khoảng cách gián tiếp, khoảng chênh cao gián tiếp giữa 2 điểm A và B
- Tính tọa độ 1 điểm khi biết tọa độ của 2 điểm trên thực địa.
- Tính diện tích khu đất
- Tính toán khối lượng đào, đắp, san lập
- Đo chiều cao không với tới (Ngọn cây, dây điện)
- Chia đều một đường thằng thành nhiều đoạn
- Các ứng dụng đo đạc khác trong quá trình xây dựng, khảo sát, trắc địa.