Trạm Cors Là Gì? Trạm Base Tư Nhân Là Gì? Nên Sử Dụng Hệ Thống Nào?

Thuật ngữ trạm Cors hay trạm Cors cục thường xuyên được nhắc đến khi khởi tạo kỹ thuật đo RTK. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng trạm Base tư nhân như một giải pháp về tín hiệu hiệu chỉnh, giúp máy GPS 2 Tần RTK đạt đến độ chính xác hàng cen-ti-met. Vậy trạm Cors là gì, trạm Base tư nhân là gì, nên sử dụng trạm tham chiếu nào khi đo RTK?

Hãy cùng VnGeo – Website cung cấp máy trắc địa tìm hiểu sâu hơn về vến đề này nhé!

Trạm Cors Và Các Thành Phần Của Trạm Cors

Định nghĩa

Cors – Viết tắt của Continuously Operating Reference Station – là một mạng lưới các trạm tham chiếu hoạt động liên tục tại các điểm cố định, liên tục thu nhận và xử lý tín hiệu vệ tin GNSS, rồi phát tín hiệu cải chính này cho các thiết bị cần thiết qua mạng Internet. Các thiết bị khi được kết nối và sử dụng tín hiệu cải chính này sẽ đạt độ chính xác định vị tới hàng centimet.

Các thành phần chủ yếu của trạm Cors

Có 3 thành phần chủ yếu của trạm Cors bao gồm:

  • Mạng lưới trạm Cors (Hay trạm tham chiếu hoạt động liên tục: Liên tục thu tín hiệu vệ tinh GNSS và xử lý chúng
  • Trạm xử lý trung tâm: Là một hay nhiều trạm thu nhận tín hiệu từ mạng lưới trạm Cors, sau đó phát tín hiệu cải chính thông qua mạng Internet
  • Thành phần sử dụng: Là thành phần các máy định vị vệ tinh GNSS hay GPS, thu nhận tín hiệu cải chính thông qua Internet nhằm nâng cao độ chính xác định vị.
Mô tả các thành phần trạm Cors
Mô tả các thành phần trạm Cors

Trạm Cors Tại Việt Nam, Hiện Trạng Và Các Quy Định Trọng Tâm

Trạm Cors Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Hệ thống trạm Cors có tên gọi chính thức là mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia. (Nhưng dân đo đạc hay gọi là Cors Cục) do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường phụ trách quản lý. Các thành phần của trạm Cors tại Việt Nam có bản chất giống với hệ thống khác trên thế giới.

Hiện trạn trạm Cors tại Việt nam

Trạm định vị vệ tinh quốc gia được chia làm 2 loại:

  • Trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục: Gồm 24 trạm được phân bố đều trên phạm vi toàn quốc, có khoảng cách trung bình giữa các trạm từ 150km-200km, được sử dụng để làm khung tham chiếu tọa độ quốc gia, nghiên cứu khoa học và phục vụ cho các hoạt động đo đạc và bản đồ
  • Trạm tham chiếu hoạt động liên tục: Gồm 41 trạm được tăng dày giữa các trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục có khoảng cách trung bình giữa các trạm từ 50km- 70km, trường hợp đặc biệt có thể lên đến 100km. Các trạm tham chiếu hoạt động liên tục kết hợp với các trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục tạo thành mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia có khả năng cung cấp dịch vụ định vị, dẫn đường trong thời gian thực với độ chính xác cỡ cm đáp ứng hầu hết các yêu cầu về độ chính xác trong công tác đo đạc và bản đồ hiện nay
mạng lưới trạm Cors Việt Nam

Một số quy định về trạm Cors tại Việt Nam

Các quy định về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định tại thông tư 03/2020/TT-BTNMT. Một số điều khoản chính như sau:

  • 1. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm các trạm định vị vệ tinh quốc gia và trạm điều khiển xử lý trung tâm được kết nối với nhau qua internet đảm bảo việc thu nhận dữ liệu được liên tục, ổn định.
  • 2. Trạm điều khiển xử lý trung tâm bao gồm trung tâm dữ liệu và phòng điều khiển được kết nối với nhau qua hệ thống mạng LAN có chức năng xử lý, tính toán, cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, định vị, dẫn đường độ chính xác cao, nghiên cứu khoa học.
  • 3. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xây dựng đồng bộ, phủ trùm trên toàn quốc trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia; được tính toán xác định tọa độ thường xuyên, liên tục theo ngày trong hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF; được xác định giá trị trọng lực và sự biến thiên của giá trị trọng lực với chu kỳ đo lặp 10 năm/lần
  • 4. Mô hình Geoid phục vụ cho việc xác định độ cao thủy chuẩn là mô hình Geoid được xây dựng phù hợp với lãnh thổ Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đồng thời với việc cung cấp các dịch vụ của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia. Độ cao thủy chuẩn h = H-N (trong đó H là độ cao trắc địa, N là độ cao Geoid được nội suy từ mô hình Geoid nói trên).
  • 5. Một số trạm định vị vệ tinh quốc gia ven biển cần được liên kết với trạm hải văn gần nhất để có số liệu quan trắc mực nước biển phục vụ việc thiết lập hệ độ cao quốc gia, chính xác hóa mô hình Geoid, quan trắc sự dâng lên của nước biển.
  • 6. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải có khả năng mở rộng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính tương thích với hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các hệ thống định vị, dẫn đường bằng vệ tinh hiện có trên thế giới.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Trạm Cors

3 bước đơn giản để đăng ký tài khoản trạm Cors:

Bước 1: Lấy mẫu đơn và điền thông tin.

Các thông tin cần thiết được điền sẽ được tô đỏ như hình dưới

Lấy Mẫu Đơn Đăng Ký Tài Khoản Trạm Cors
đơn đăng ký trạm Cors

Bước 2: Gửi Tới Cục Đo Đạc Bản Đồ

Khi đã có đầy đủ thông tin, bạn cần phải in ra giấy, đóng dấu đỏ và scan chuyển sang dạng PDF. Sau đó, bạn đính kèm đơn đăng ký sử dụng trạm cors đó vào email và gửi tới Cục đo đạc bản đồ theo địa chỉ: [email protected]

Bước 3: Đăng Ký Tài Khoản

Truy cập website: http://vngeonet.vn để đăng ký tài khoản sử dụng. Lưu ý: tài khoản đăng nhập trang chủ chính là tài khoản sử dụng trạm cors.

Sau khi đã đăng ký thành công, admin sẽ gửi tin nhắn về Email mà bạn đã đăng ký trong đơn đăng ký để xác nhận việc đăng ký thành công tài khoản. Như vậy là bạn đã hoàn thành việc đăng ký sử dụng tài khoản trạm cors của cục đo đạc bản đồ.

Trạm Base Tư Nhân Là Gì

Trạm Base tư nhân có tính chất tương tự trạm Cors. Là một hệ thống các trạm Base nằm rải rác, liên tục thu tín xử lý hiệu vệ tinh, rồi gửi tín hiệu cải chính đó qua mạng internet.

Trạm Base tư nhân có tác dụng giống như trạm Base thông thường, nhưng khác ở chỗ là được đặt cố định tại một vị trí, và liên tục hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Trạm Base tư nhân có mục đích trong việc tạo thêm giá trị cho khách hàng khi mua các máy định vị vệ tinh GNSS. Qua đó, khách hàng chỉ cần mua một máy RTK cấu hình Rover là đã có thể thực hiện đo RTK phục vụ khảo sát thành lập bản đồ.

lắp đặt trạm Base tư nhân tại Việt Nam

Nên Kết Nối Trạm Cors Hay Trạm Base Tư Nhân Khi Đo RTK?

So sánh trạm Cors nhà nước và trạm Base tư nhân

Để trả lời câu hỏi trên, ta cùng so sánh một số tiêu chí của trạm Cors và trạm Base tư nhân:

Tiêu chí

Trạm Cors Nhà Nước

Trạm Base Tư Nhân

Vốn đầu tư Vốn đầu tư lớn, sử dụng ngân sách nhà nước Vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ngân sách tư nhân
Vị trí đặt Đặt trên mốc được xây dựng theo quy chuẩn, vị trí thông thoáng Đặt trên các mái nhà, vị trí thông thoáng, không có quy chuẩn rõ ràng
Đo nối Sử dụng máy toàn đạc và máy thủy chuẩn để đo nối vị trí, sai số hàng milimet Sử dụng đo tĩnh GPS để xác định tọa độ, sai số tới hàng cen-ti-met
Thiết bị định vị Thiết bị định vị chuyên dụng, có thông số và tính năng phù hợp, có quy định cụ thể rõ ràng Thiết bị thường là trạm Cors, hoặc máy GNSS đã qua sử dụng, không có quy định rõ ràng
Nguồn điện Sử dụng hệ thống lưới điện nhà nước, có nguồn điện dự phòng Sử dụng nguồn điện tư nhân, hầu như không có dự phòng

Còn rất nhiều tiêu chí khác nhưng nhìn chung, hệ thống trạm Cors cục được xây dựng dựa theo các tiêu chí rất chi tiết, cụ thể theo thông tư 03/2020/TT-BTNMT. Còn hệ thống trạm Base tư nhân được xây dựng và quản lý tự phát, các tiêu chí đều do kinh nghiệm và kiến thức của đội ngũ tư nhân đề ra.

Nên kết nối trạm Cors nhà nước hay trạm Base tư nhân

Như đã có bảng so sánh ở trên, dễ thấy rằng người dùng nên kết nối vào hệ thống trạm Cors Nhà Nước khi khảo sát RTK. Tuy nhiên, trạm Base tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng bởi có rất nhiều yếu tố khi thực hiện công tác ngoại nghiệp, như:

  • Về khoảng cách: Khoảng cách với trạm nào gần hơn sẽ có tín hiệu ổn định hơn, độ chính xác cao hơn
  • Về chi phí: Ưu tiên lựa chọn hệ thống trạm miễn phí
  • Về hỗ trợ kỹ thuật: Ưu tiên lựa chọn hệ thống có sự hỗ trợ kỹ thuật tốt hơn

Còn rất nhiều yếu tố khác, nhưng người dùng nên có cả 2 tài khoản để linh hoạt sử dụng!

Thông tin hữu ích về máy định vị vệ tinh GNSS RTK

Những thông tin dưới đây sẽ giúp quý khách có cái nhìn chi tiết & sâu sắc nhất về máy định vị vệ tinh GNSS receiver. Loạt bài viết được thực hiện bởi các kỹ thuật viên lành nghề của VnGeo.

GNSS là gì?

GNSS là gì?

GNSS là một hệ thống bao gồm toàn bộ các vệ tinh đang bay xung quanh trái đất. Máy định vị vệ tinh GNSS thu thập tín hiệu từ các vệ tinh này để tính toán ra vị trí chính xác của chúng trên bề mặt trái đất.

Xem thêm
số kênh trên máy RTK là gì

Kênh của máy RTK là gì?

Kênh và số lượng kênh luôn được đề cập đầu tiên trong bảng thông số kỹ thuật của máy RTK. Vậy kênh là gì, số kênh có ảnh hưởng đến hiệu suất đo đạc của máy hay không? Càng nhiều kênh đo càng chính xác?

Xem thêm
đo RTK

RTK là gì?

Rất nhiều kỹ sư trong ngành trắc địa đã và đang sử dụng kỹ thuật RTK trong công tác đo vẽ, thành lập bản đồ. Nhưng RTK là gì, nguyên lý hoạt động của RTK ra sao thì không phải ai cũng biết một cách chính xác!

Xem thêm
Đa Tần Đa Vệ Tinh Là Gì, Tại Sao Lại Quan Trọng Với Máy RTK

Đa tần, đa vệ tinh là gì?

Việc một máy RTK có thể thu được tín hiệu từ đa tần, đa vệ tinh là rất quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác, đảm bảo tính ổn định. Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa then chốt trong tương lai!

Xem thêm
Đo nghiêng máy RTK

Đo nghiêng là gì? Có nên lạm dụng?

Tính năng đo nghiêng trên máy RTK không chỉ mang lại sự tiện lợi, mà còn giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình đo bằng kỹ thuật RTK. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng tính năng này!

Xem thêm
Trạm Cors

Nên kết nối Cors Cục hay Base tư nhân khi đo RTK?

Hệ thống trạm Cors Việt Nam đã được xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động, cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh tín hiệu miễn phí khi đo RTK. Nhưng hệ thống trạm Base tư nhân cũng góp phần không nhỏ trong công tác đo vẽ bản đồ. Nên kết nối trạm nào khi đi khảo sát bằng kỹ thuật RTK?

Xem thêm
chứng chỉ IP được thể hiện trên lớp vỏ thiết bị

Chứng nhận IP trên thân máy trắc địa có ý nghĩa gì?

Máy trắc địa, bởi đặc thù & tính chất công việc, nên luôn phải làm việc ngoài trời dưới điều kiện thời tiết & công trường khắc nghiệt. Khả năng chống bụi/nước ra sao, nên sử dụng thế nào để bảo vệ máy. Tham khảo nội dung về chứng nhận IP trên thân máy để biết rõ hơn về điều này!

Xem thêm
cách chọn máy RTK Meridian M5

8 Yếu tố cần cân nhắc trước khi mua máy RTK

Là thiết bị có giá thành cao, mức đầu tư lớn cùng với đó là hàng loạt dịch vụ đi kèm với máy trong suốt vòng đời. Bạn không những phải cân nhắc nên chọn dòng máy nào, mà còn phải cân nhắc xem mua ở đâu. Đọc bài viết này trước khi mua sẽ giúp bạn có lựa chọn thông minh!

Xem thêm
cách sử dụng web ui máy rtk esurvey

Cách sử dụng Web Ui trên máy RTK

Web UI là một phương thức kết nối máy đo RTK với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Thông qua giao diện UI, người dùng có thể cài đặt chế độ làm việc, kiểm tra tình trạng máy, thiết lập thông số, cập nhật firmware hoặc tải dữ liệu thô một cách trực quan .

Xem thêm
aRTK là gì, nguyên lý hoạt động của aRTK thế nào?

aRTK là gì? aRTK hoạt động thế nào?

Rất nhiều khách hàng đã hỏi về aRTK là gì, có nên sử dụng aRTK trong quá trình đo đạc khảo sát không, aRTK có giúp Fix nhanh không? Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho quý khách!

Xem thêm
Mục nhập này đã được đăng trong Máy RTK. Đánh dấu trang permalink.

1 những suy nghĩ trên “Trạm Cors Là Gì? Trạm Base Tư Nhân Là Gì? Nên Sử Dụng Hệ Thống Nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *