Các thiết bị điện tử chính hãng đều có chứng chỉ IP trên thông số kỹ thuật, đây là thông số chứng minh khả năng chống chịu của thiết bị với bụi và nước.
Các loại máy đo đạc trắc địa hiện đại ngay nay như máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình, máy RTK 2 tần cũng là thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đặc thù của các thiết bị này là luôn phải làm việc ngoài trời nên nó càng có ý nghĩa quan trọng. Vậy, chứng nhận IP là gì?, ý nghĩa ra sao? Hãy tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Top máy trắc địa có thông số IP cao, chịu bụi/nước tốt
Định nghĩa về chứng chỉ IP
Chứng nhận IP là gì?
IP – viết tắt của Ingress Protection – là chứng chỉ chứng minh khả năng chống lại sự xâm nhập của chất lỏng và chất rắn (Cụ thể là bụi và nước) vào bên trong các thiết bị. Chứng chỉ IP được được xác định và công nhận bởi Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60529.
Chứng chỉ IP bao gồm 2 chữ IP và 2 số theo sau, ví dụ: IP55, IP67, IP68…., trong đó:
- IP: Viết tắt của Ingress Protection – dấu hiệu nhận biết khả năng chống bụi/nước được công nhận
- Chữ số đầu tiên: Con số chứng minh khả năng chống lại sự xâm nhập của chất rắn (bụi) (Các giá trị từ 1 đến 6)
- Chữ số thứ 2: Con số chứng minh khả năng chống lại sự xâm nhập của chất lỏng (nước) (Các giá trị từ 1 đến 9)
Chứng chỉ IP luôn được tìm thấy trên thân thiết bị cùng với bảng liệt kê chi tiết thông số kỹ thuật để khách hàng/người dùng nhận biết.
Tại sao cần phải có chứng nhận IP?
Trong thời đại ngày nay, các nền tảng quảng cáo hoạt động nở rộ với nhiều phương pháp và hình thức đa dạng. Các nhà quảng cáo luôn luôn truyền bá rằng sản phẩm của họ có khả năng chống bụi nước. Tuy nhiên, người dùng thì không hề hay biết khả năng chống bụi, nước của thiết bị mình đang sử dụng đến đâu.
Đứng trước thực trạng đó, IEC 60529 đã cho ra đời bài kiểm tra khả năng chống bụi/nước, phân loại và cấp chứng chỉ IP. Điều này hoàn toàn là vì bảo vệ khách hàng toàn cầu, giúp người dùng hiểu được rõ khả năng chống bụi nước của thiết bị đến đâu trước khi mua và sử dụng.
Cách đọc & hiểu thông số chứng chỉ IP
Như đã nói ở trên, chữ số đầu tiên từ 0 đến 6 phản ánh khả năng chống bụi, chữ số thứ hai có giá trị từ 0 đến 9 phản ánh khả năng chống nước. Cụ thể các cấp bậc như sau:
Chữ số đầu tiên – phản ánh khả năng chống bụi:
1 | Chống lại sự xâm nhập của các hạt bụi kích thước lớn hơn 50mm |
2 | Chống lại sự xâm nhập của các hạt bụi kích thước lớn hơn 12.5mm |
3 | Chống lại sự xâm nhập của các hạt bụi kích thước lớn hơn 2.5mm |
4 | Chống lại sự xâm nhập của các hạt bụi kích thước lớn hơn 1mm |
5 | Chống lại sự xâm nhập của các hạt bụi nhỏ, nếu có xâm nhập cũng không gây thiệt hại tới thiết bị |
6 | Chống lại hoàn toàn bụi xâm nhập vào bên trong |
Chữ số thứ 2 – phản ánh khả năng chống nước
1 | Được bảo vệ khỏi nước nhỏ giọt theo phương thẳng đứng, không có bề mặt góc cạnh hoặc áp lực, trong tối đa 10 phút. |
2 | Được bảo vệ chống nước nhỏ giọt trên bề mặt nghiêng đến 15 độ trong tối đa 10 phút. |
3 | Bảo vệ chống nước phun ở nhiệt độ lên đến 60 độ, dưới áp suất 80-100kPa trong tối đa 5 phút. |
4 | Được bảo vệ khỏi nước bắn từ bất kỳ hướng nào, dưới áp suất 80-100kPa trong tối đa 5 phút. |
5 | Được bảo vệ khỏi các tia nước phun qua vòi từ bất kỳ hướng nào dưới áp suất 30kPa ở khoảng cách 3 mét trong thời gian tối đa 3 phút. |
6 | Được bảo vệ chống lại các tia nước mạnh từ bất kỳ hướng nào với áp suất lên đến 100kPa ở khoảng cách 3 mét trong thời gian tối đa 3 phút. |
7 | Được bảo vệ khỏi ngâm hoàn toàn ở độ sâu 1 mét trong tối đa 30 phút. |
8 | Được bảo vệ khỏi ngâm hoàn toàn ở độ sâu hơn 1 mét và lên đến 3 mét. |
8 | Được bảo vệ hoàn toàn khỏi nước |
Từ hai con số trên, ta có thể nhận biết được khả năng chống lại sự xâm nhập của bụi/nước với thiết bị. Ví dụ, thân máy có công cố chứng nhận IP67, thì ra sẽ biết:
- Máy chống bụi 100%
- Máy có thể chống lại sự xâm nhập của nước khi bị ngâm ở độ sâu 1m trong 30 phút
Chứng nhận IP có ý nghĩa thế nào với các thiết bị trắc địa?
So với các thiết bị khác, máy trắc địa có đặc thù là bắt buộc phải làm việc ngoài trời, đối mặt với thời tiết khắc nghiệt nóng, lạnh, gió và đối mặt với bụi, nước.
Trong rất nhiều trường hợp, người khảo sát phải rất vất vả để bảo vệ các thiết bị của mình, bởi giá trị của chúng là khá cao. Thông số IP trên thiết bị giúp các kỹ sư khảo sát biết được khả năng chống chịu của thiết bị ra sao, để từ đó đưa ra hướng xử lý.
Hình ảnh máy RTK làm việc trong điều kiện mưa lớn
Theo kinh nghiệp chuyên gia, khi phải làm việc tại thực địa, người dùng cần lưu ý:
- Với máy định vị vệ tinh GNSS: Luôn mang theo túi che mưa để bọc lại thiết bị khi cần thiết, điều này không ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất định vị
- Với máy thủy bình: Nên chuẩn bị ô chuyên dụng để gắn vào chân máy, để che cho máy khi đặt trạm vì che ô không ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của hai thiết bị này.
Thông tin hữu ích về máy định vị vệ tinh GNSS RTK
Những thông tin dưới đây sẽ giúp quý khách có cái nhìn chi tiết & sâu sắc nhất về máy định vị vệ tinh GNSS receiver. Loạt bài viết được thực hiện bởi các kỹ thuật viên lành nghề của VnGeo.
GNSS là gì?
GNSS là một hệ thống bao gồm toàn bộ các vệ tinh đang bay xung quanh trái đất. Máy định vị vệ tinh GNSS thu thập tín hiệu từ các vệ tinh này để tính toán ra vị trí chính xác của chúng trên bề mặt trái đất.
Xem thêmKênh của máy RTK là gì?
Kênh và số lượng kênh luôn được đề cập đầu tiên trong bảng thông số kỹ thuật của máy RTK. Vậy kênh là gì, số kênh có ảnh hưởng đến hiệu suất đo đạc của máy hay không? Càng nhiều kênh đo càng chính xác?
Xem thêmRTK là gì?
Rất nhiều kỹ sư trong ngành trắc địa đã và đang sử dụng kỹ thuật RTK trong công tác đo vẽ, thành lập bản đồ. Nhưng RTK là gì, nguyên lý hoạt động của RTK ra sao thì không phải ai cũng biết một cách chính xác!
Xem thêmĐa tần, đa vệ tinh là gì?
Việc một máy RTK có thể thu được tín hiệu từ đa tần, đa vệ tinh là rất quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác, đảm bảo tính ổn định. Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa then chốt trong tương lai!
Xem thêmĐo nghiêng là gì? Có nên lạm dụng?
Tính năng đo nghiêng trên máy RTK không chỉ mang lại sự tiện lợi, mà còn giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình đo bằng kỹ thuật RTK. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng tính năng này!
Xem thêmNên kết nối Cors Cục hay Base tư nhân khi đo RTK?
Hệ thống trạm Cors Việt Nam đã được xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động, cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh tín hiệu miễn phí khi đo RTK. Nhưng hệ thống trạm Base tư nhân cũng góp phần không nhỏ trong công tác đo vẽ bản đồ. Nên kết nối trạm nào khi đi khảo sát bằng kỹ thuật RTK?
Xem thêmChứng nhận IP trên thân máy trắc địa có ý nghĩa gì?
Máy trắc địa, bởi đặc thù & tính chất công việc, nên luôn phải làm việc ngoài trời dưới điều kiện thời tiết & công trường khắc nghiệt. Khả năng chống bụi/nước ra sao, nên sử dụng thế nào để bảo vệ máy. Tham khảo nội dung về chứng nhận IP trên thân máy để biết rõ hơn về điều này!
Xem thêm8 Yếu tố cần cân nhắc trước khi mua máy RTK
Là thiết bị có giá thành cao, mức đầu tư lớn cùng với đó là hàng loạt dịch vụ đi kèm với máy trong suốt vòng đời. Bạn không những phải cân nhắc nên chọn dòng máy nào, mà còn phải cân nhắc xem mua ở đâu. Đọc bài viết này trước khi mua sẽ giúp bạn có lựa chọn thông minh!
Xem thêmCách sử dụng Web Ui trên máy RTK
Web UI là một phương thức kết nối máy đo RTK với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Thông qua giao diện UI, người dùng có thể cài đặt chế độ làm việc, kiểm tra tình trạng máy, thiết lập thông số, cập nhật firmware hoặc tải dữ liệu thô một cách trực quan .
Xem thêmaRTK là gì? aRTK hoạt động thế nào?
Rất nhiều khách hàng đã hỏi về aRTK là gì, có nên sử dụng aRTK trong quá trình đo đạc khảo sát không, aRTK có giúp Fix nhanh không? Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho quý khách!
Xem thêm